Có nên cho trẻ học bát cực quyền rèn luyện sức khỏe?
Mục lục
Như bạn thấy trong các phim kiếm hiệp Trung Quốc, bát cực quyền là một môn võ thuật cực kỳ lợi hại. Tuy nhiên có nên cho trẻ học võ này để rèn luyện sức khỏe hay không?
Đây là câu hỏi khó khi hiện nay có nhiều môn võ khác nổi lên như: taekwondo, karate, vovinam, aikido có sức mạnh thực chiến và tự bảo vệ bản thân tốt hơn.
Có nên chọn bát cực quyền không?
Những lý do dưới đây bạn có thể tham khảo nên chọn môn võ này cho con của mình học không nhé!
Bát cực quyền dành cho mọi đối tuổi
- Từ trung niên đến lão nên đều có thể tập vì tương đối nhẹ nhàng không như các môn võ vận động mạnh khác.
- Thể chất suy nhược, huyết áp cao, bệnh xương khớp… tập môn võ này giúp điều hòa cơ thể tốt.
- Công chức, giao sư, bác sĩ, học sinh sinh viên… những người không có thời gian đều có thể tập vì rất tiết kiệm thời gian.
- Các bà cô nội trợ, trung niên lão niên đều có thể tập tại nhà vì không kén chọn không gian luyện tập.
Dễ dàng tập luyện
Không yêu cầu quá cao về thể lực và sức khỏe như các môn võ khác. Bởi vậy môn võ này thực chiến cũng không cao như MMA. Hầu hết những người học võ đỉnh cao thường không chọn môn này để bắt đầu.
Nếu bạn muốn rèn luyện sức khỏe cho trẻ có thể lựa chọn nhiều môn võ cơ bản khác tốt hơn. Sau này khi có nền tảng học bát cực quyền sẽ hay hơn.
Chiêu thức đẹp mắt
Không thể không nói đây là một môn võ có chiêu thức bắt mắt, rất phù hợp với các chương trình võ biểu diễn.
Chiêu thức đẹp mắt cũng là một lợi thế khi luyện tập công pháp này, có thể sử dụng nó như một điệu nhảy đặc trưng hoặc riêng biệt của một nhóm.
Những thông tin khác về bát cực quyền
Dưới đây là một số thông tin liên qua khác về môn võ này.
Nguồn gốc
Tên đầy đủ là “Khai môn bát cực quyền”, còn gọi là “Nhạc sơn bát cực quyền”. Gọi tên “Khai môn giả” (người mở cửa) bắt nguồn từ sáu đường mở cửa từ đó làm hạt nhân kỹ pháp, phá bung môn hộ của đối phương (tức giá tử phòng thủ).
Lịch sử
Xuất xứ Bát cực quyền từ Mạnh Thôn thuộc khu tự trị dân tộc Hồi, cách Thương Châu tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) khoảng 37km về hướng Đông Nam. Đây là một hệ thống quyền được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong khoảng những năm 1644 nhà Thanh.
Về sau được sử dụng khá nhiều trong quân đội nhằm rèn luyện sức khỏe và chiến thuật tấn công cho binh sĩ.
Cũng được rất người theo học và phát triển rộng rãi vào những năm 1877 ở Trung Quốc.
Đặc điểm quyền thuật
Công kích mạnh mẽ:
Đánh gục đối phương bằng một đòn là kỹ thật tối cao mà Bát Cực quyền hướng tới. Việc công kích được môn phái này rất chú trọng, lực công kích có thể làm cho núi bị lung lay, sụp lở.
Tư tưởng của bát Cực quyền đơn giản tới mức đáng sợ, nhờ đó mà nó ngày càng hoàn thiện “công phòng nhất thủ”, có phương pháp chiến đấu cùng cực mà các môn khác không ngừng tìm kiếm.
Nhấn mạnh đặc tính cương mãnh, chủ về tấn công. Hệ thống này thường áp dụng chiêu thức liên châu pháo trong cận chiến, thế mạnh như dương cung, sấm sét, mạnh bạo, dữ dội và đầy bất ngờ với uy lực phát huy tối đa từ nắm tay, cùi chỏ, đầu gối, đầu.
Sở trường cận chiến
Khoảng cách trong chiến đấu được chia làm 3 loại: cự ly tầm xa (cần di chuyển để đòn đánh có thể trúng đích); cự ly tầm trung (vươn tay là có thể chạm đích); cự ly gần (địch với ta dính chặt với nhau, không thể tự do di chuyển quyền cước)
Bát Cực quyền thiên về chiến đấu ở cự ly gần, tiếp cận chiến, phải cần đến kỹ thuật chiến đấu đặc thù như: chèn, đè, xiết, vặn khóa khớp. đây là vị trí dễ phòng ngự nên có thể tập trung chuyên niệm vào việc tấn công.
Biến hóa đa dạng
Những công phu trấn sơn tinh hoa của Bát cực quyền bao gồm Bát cực nội công tâm pháp với 64 thế thủ, 24 thức, 8 đỉnh, 12 đề, 108 chiêu biến hóa tấn công, và Lục hợp đại thương mật phổ.
Đánh giá
Bát cực quyền được giới võ lâm Trung Quốc đề cao hết mực: “Văn dụng Thái cực an thiên hạ, Vũ hữu Bát cực định càn khôn”, có lẽ xuất xứ từ câu nói của Càn Long hoàng đế đời Thanh: “Đối với nhu phái và trong thời bình, chúng ta có Thái cực quyền, nhưng để chiến đấu và chinh phục, chúng ta có Bát cực quyền”. T
rong thực tế Thanh triều, hầu hết các hoàng đế đều học Bát cực quyền và dùng các võ sư của môn phái này làm hộ vệ hoặc làm giáo đầu cho các võ quan cao cấp của mình.