Giải mã 11 luật chơi tennis cơ bản dành cho các tay vợt
Mục lục
- 1 11 luật chơi tennis cơ bản cần nắm rõ
- 1.1 Điều 1: Luật sân tennis
- 1.2 Điều 2: Thiết bị cố định trên sân tennis
- 1.3 Điều 3: Luật về bóng tennis
- 1.4 Điều 4: Luật về vợt tennis
- 1.5 Điều 5: Quy định chọn sân và giao bóng
- 1.6 Điều 6: Luật giao bóng
- 1.7 Điều 7: Luật trình tự giao bóng
- 1.8 Điều 8: Luật về phạm lỗi giao bóng
- 1.9 Điều 9: Luật giao bóng thứ 2
- 1.10 Điều 10: Thời điểm giao bóng
- 1.11 Điều 11: Quy định về thời điểm giao bóng lại
Bất cứ một môn thể thao nào cũng luôn đi kèm với các điều luật được quy định, tennis cũng không ngoại lệ. 11 điều luật chơi tennis cơ bản trong thi đấu được đưa ra nhằm thể hiện sự công bằng về mặt điểm số, cách thức chơi giữa hai tay vợt. Nếu bạn đang tìm hiểu về bộ môn này hoặc có niềm đam mê nó thì đừng bỏ qua các điều luật được trình bày ở dưới đây.
11 luật chơi tennis cơ bản cần nắm rõ
11 điều luật trong tennis xoay quanh gần như tất cả các khía cạnh trong bộ môn này, đảm bảo một mức tối đa tính công bằng trong suốt quá trình trận đấu được diễn ra.
Điều 1: Luật sân tennis
Sân tennis tiêu chuẩn có hình chữ nhật với kích thước 23.77m chiều dài và 8.23m chiều rộng.
Có cấu tạo theo gồm ô giao bóng và các vạch kẻ đường biên ở hai bên, ở giữa và cuối sân.
Lưới được căng ở phần chính giữa chia đều sân thành phần bằng nhau được cố định bằng hai cột lưới.
Chi tiết điều 1 trong luật tennis có thể tham khảo trong bài “Kích thước sân tennis”

Điều 2: Thiết bị cố định trên sân tennis
Có nghĩa là trên sân tennis tại một giải đấu chuyên nghiệp bắt buộc phải có các thiết bị đi kèm như:
- Lưới, cột lưới, cọc chống, dây căng, cạp lưới
- Tường, lưới chắn quanh sân
- Bậc/ghế ngồi cố định hoặc đi động
Số lượng trọng tài: trọng tài chính, trọng tài biên và người nhặt bóng. Tuy nhiên tùy vào mức độ quan trọng của trận đấu mà số lượng trọng tài có thể tăng hoặc giảm đi. Trận tennis level cao nhất có thể lên tới 11 trọng tài.
Điều 3: Luật về bóng tennis
Bóng tennis dùng trong thi đấu phải có mặt ngoài giống nhau, phủ lớp nỉ màu vàng hoặc trắng. Kích thước của bóng tiêu chuẩn phải có:
- Đường kính: 6.35 – 6.67 cm
- Trọng lượng: 56 – 59.4g
- Độ nảy khi thả từ độ cao 134.62 – 147.62cm

Điều 4: Luật về vợt tennis
Vợt là vật bất ly thân đối với bất kỳ tay vợt nào. Vợt tốt mới dành được giải cao, nên tìm được một cây vợt đồng hành sẽ mang về hiệu quả nhưng vẫn phải đáp ứng được các tiêu chí theo quy định như sau:
- Mặt lưới phải là mặt phẳng
- Dây được căng theo khung sợi trên, sợi dưới
- Dây vợt không được buộc thêm hay nút lồi ngoài các nút sử dụng đơn lẻ
- Chiều dài vợt không quá 73.66cm tính cả phần cán vợt
- Chiều rộng không quá 31.75 cm
- Mặt lưới không vượt quá 39.37 đối với chiều dài và 29.21 đối với chiều rộng
Điều 5: Quy định chọn sân và giao bóng
Theo hình thức bốc thăm – “Tung đồng tiền” để quyết định. Nếu thắng có thể chọn quyền giao hoặc đỡ bóng thì người còn lại sẽ chọn sân và ngược lại. Người thắng trong cuộc bốc thăm cũng có thể nhường cho đối thủ chọn trước.
Điều 6: Luật giao bóng
Người giao bóng phải đứng bằng cả hai chân tại vị trí ở ngoài đường biên cuối sân. Trong quá trình giao bóng, người giao bóng không được đi hoặc chạy, có thể làm một số động tác nhỏ nhưng vẫn giữ nguyên vị trí.
Không được chạm vạch kẻ cuối sân hay các đường tưởng tượng của đường biên dọc và vạch mốc giao bóng. Quá trình giao bóng kết thúc khi bóng chạm mặt vợt.

Điều 7: Luật trình tự giao bóng
Trình tự giao bóng sẽ đi từ bên phải qua bên trái của sân người giao bóng. Bóng đã giao phải bay qua lưới và rơi vào vị trí chéo sân ở bên kia. Hoặc các vạch của ô giao bóng trước khi bị đối thủ đáp trả.
Điều 8: Luật về phạm lỗi giao bóng
Giao bóng được coi là phạm lỗi khi vi phạm luật được quy định tại điều 6 và điều 7. Đồng thời trong quá trình giao bóng xảy ra các lỗi như:
- Đánh không trúng bóng khi bóng đã được tung lên
- Bóng chạm vào các thiết bị cố định trên sân trước khi chạm đất
- Giao bóng ra ngoài sân
Điều 9: Luật giao bóng thứ 2
Có nghĩa là trong lượt giao bóng thứ nhất bị lỗi thì các tay vợt được giao tiếp quả thứ 2 ở cùng một vị trí. Nếu vị trí cũ được phát hiện là nhầm lẫn sau khi thay đổi thì một vị trí mới sẽ dùng để giao bóng lần 2.

Điều 10: Thời điểm giao bóng
Chỉ thực hiện giao bóng khi đối phương đã sẵn sàng. Khi đối thủ ra dấu hiệu chưa sẵn sàng thì không được tính là lỗi.
Điều 11: Quy định về thời điểm giao bóng lại
Khi và chỉ khi thực hiện các hành vi giao bóng lại nếu thuộc vào các trường hợp dưới đây:
- Giao bóng lần 1 bị lỗi
- Đối phương chưa sẵn sàng đỡ bóng
- Bóng chạm lưới, dải băng và tiếp tục đụng vào người giao bóng trước khi chạm đất
11 điều luật chơi tennis đều được xây dựng từ Liên đoàn Quần vợt thế giới (ITF) với những quy định sát với thực tế nhất. Do đó, nếu muốn bắt đầu với bộ môn này nên tìm hiểu kỹ về các điều luật song song với quá trình tập luyện.